Jun 7, 2013

A BLESSING IN DISGUISE

blessing in disguise 2
A long, long time ago, there was a kind old man who lived on the plains outside the Great Wall of China. The gentle old man had only two passions in his life: collecting rare breeds of horses, and his son, whom he loved more than anything else.
The old man and his son would ride their horses every day. They would travel great distances to trade horses, meet new people, and enjoy the good fortune that life had bestowed upon them.
One morning, a servant left the stable door open and one of the old man’s favorite stallions escaped. When the neighbors heard the news of the stallion’s escape, they came to comfort the old man. They told him they were sorry he had had such bad luck.
But strangely enough, the gentle old man was not upset. He explained to his neighbors that losing the horse wasn’t necessarily bad luck. There was no way to predict that the horse would escape, it just happened, and now there was nothing that could be done about it. “There is no reason to be upset,” said the old man. The neighbors soon realized that there was nothing they could do to help get the horse back, and that they shouldn’t feel sad for the old man’s misfortune.
One week later, the stallion came back, and he brought with him a mare. This was not just any mare, but a rare and valuable white mare. When the neighbors heard of the old man’s good luck, they quickly came to congratulate him. But again, the old man was not excited. As he had explained before, it was not necessarily good luck that had brought him this new and beautiful white horse. It just happened, and there was no reason to get excited over it. Still a bit puzzled, the neighbors left as quickly as they had come.
A short time later, while his son was riding the white horse, she slipped and fell. She landed on the son’s leg, and broke his leg, so that he would always walk with a limp. Again, the neighbors came to the old man’s house to give their sympathy for the bad luck that had befallen his son. One of the neighbors suggested that the old man sell the mare before anymore bad luck could happen, and others said that he should take his revenge and kill the mare. However, the old man did neither. He explained to the neighbors that they should not feel sorrow for his son, nor anger towards the mare. It was purely an accident that could not be predicted, and there was nothing he or they could do to change it. At this point, the neighbors thought the old man was crazy and decided to leave him alone.
Two years later an enemy invaded the country, and all of the old man’s neighbors were drafted to defend the country against the attack. Because the old man’s son was lame, he did not have to join in the fighting. The war was very bad, and most of the old man’s neighbors were killed, but his son was spared because he had been hurt by the white horse two years earlier.
Very often, when an event takes place that everybody thinks is good luck, the end results are disastrous. In the same way, an unlucky event can bring about happiness. Therefore, you should not lose your will to continue if an unlucky event happens, nor should you be too overjoyed or feel too self-satisfied because of a lucky event, or because something that you desire comes very easily to you.
******
Vocabulary :
passion : a powerful emotion such as love or anger / tình cảm nồng nàn, đam mê
rare breeds of horses : các giống ngựa hiếm
trade : activities of buying and selling goods / buôn bán
good fortune : vận may, sự may mắn
bestow  upon : ban cho, tặng cho
servant :  người hầu
stable (n) :  building where horses or farm animals are kept /chuồng
stallion : an adult male horse, especially one kept for breeding / ngựa (đực) giống
comfort :  make someone feel less sad, worried, or disappointed / an ủi
predict : say what you think will happen in the future / tiên đoán, nói trước
escape :  get away from a place / trốn thoát
misfortune :  bad luck / sự rủi ro, sự bất hạnh
mare : an adult female horse / ngựa cái
valuable :  quí giá
congratulate :  chúc mừng
excited :  bị kích động, phấn khích
puzzled : confused because you cannot understand something / sự bối rối, sự khó xử
slip : trượt chân
limp :  a way of walking that is affected by an injured leg or foot / tật đi khập khiểng
sympathy : sự thông cảm, sự thương cảm
revenge : sự trả thù
sorrow : great sadness / sự buồn rầu, sự đau khổ
purely : hoàn toàn, chỉ là, thuần túy là
invade : xâm lược
draft : bắt quân dịch
defend :  protect someone or something from attack / phòng thủ, chống giữ
spare : không cần đến, miễn, tha
disastrous : causing a lot of damage or harm / tai hại, thảm khốc
******
(Không phải bản dịch)
Truyện :  TÁI ÔNG MẤT NGỰA
“Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão. Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói: Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình.”
Bình luận của sách Hoài Nam Tử:
Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó.
Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.

0 comments:

Post a Comment